Học lịch sử qua bảo tàng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2023 | 9:28:33 AM

KHHB - Việc tiếp nhận kiến thức như thế nào là phù hợp với sự phát triển tự nhiên của học sinh?

Đó là vấn đề mà những nhà giáo dục cần quan tâm để tìm hướng đi cho sự thay đổi chương trình sách giáo khoa sắp tới của ngành.

          Không thể bó hẹp học sinh trong những kiến thức từ chương nơi sách giáo khoa với câu khẳng định: "Sách giáo khoa là pháp lệnh”, mà hãy mở cho các em những hướng đi, những hướng tiếp cận thích hợp với từng địa phương để các em được phát triển một cách tự nhiên nhưng có chất lượng. Một ví dụ đơn giản cho thấy, lâu nay chúng ta thường yêu cầu học sinh phải nhớ một lượng kiến thức lịch sử khá dài với nhiều chi tiết rất khó để nhớ, chưa kể khi ra đề thi còn đánh đố học sinh với những kiến thức không phải là chính yếu khiến cho các em tiếp thu một cách gò bó, không thoải mái mà quên đi việc thiết kế chương trình sao cho học sinh học và tìm hiểu lịch sử qua những bảo tàng, qua những câu chuyện sống động để giúp người học nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức trọng tâm.

           Việc học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử qua bảo tàng còn có một tác dụng rất tốt là các em được nhìn thấy những kỉ vật, những chứng tích lịch sử, qua đó các em càng hiểu rõ hơn về nội dung lịch sử cần nắm. Có thể nói, học lịch sử như vậy sẽ giúp các em có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái như đang xem một sự kiện lịch sử nào đó. Từ đó, chúng ta tạo ra sự đồng bộ giữa chương trình học, cách học với những nơi lưu giữ kỉ vật của lịch sử. Có sự phối hợp tốt sẽ tạo cho học sinh tâm lí học tốt hơn và không cảm thấy nặng nề khi phải nhắc đến hai từ "lịch sử” như hiện nay các em đang có tâm trạng chung như vậy.

                                                                                                       Duy An

                                                                                         Báo GD oline TP HCM

Các tin khác
Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự