Chương trình “Khuyến học xanh” hướng phong trào học tập suốt đời vào việc hình thành công dân học tập có kỹ năng số và kỹ năng xanh
- Cập nhật: Thứ ba, 29/4/2025 | 9:20:53 AM
KHHB -
![]() |
Ảnh: Các đại biểu tham dự Hội thảo Khuyến học xanh
|
Quyết định 1658/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn 2050 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xanh hóa các hoạt
động kinh tế và xã hội, bao gồm cả hoạt động khuyến học. Theo đó, sự cần thiết
phải xanh hóa trong hoạt động khuyến học đối với phát triển kinh tế xã hội đó
là:
- Góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh,
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xanh. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong
các lĩnh vực công nghệ, sản xuất và tiêu dùng; khuyến khích các hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các giải pháp xanh, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế xanh.
- Xây dựng cộng đồng học tập
xanh. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường
và thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường trong cộng đồng; giáo dục từ gia đình, cộng
đồng, đến trường học, để tạo ra một thế hệ biết bảo vệ môi trường, góp phần xây
dựng một nền kinh tế xanh, bền vững và một xã hội có trách nhiệm với môi trường.
- Mục
tiêu của "Khuyến học xanh” là hướng quá trình học tập suốt đời vào việc hình
thành và phát triển những công dân học tập có những kỹ năng số và kỹ năng xanh.Nâng cao nhận thức và năng lực thực hành tư duy xanh, lối sống xanh,kỹ năng xanh cho người học và cộng đồng; đồng thời hỗ trợ đào tạo
"lao động xanh” đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế xanh.
- Tư duy xanh làmột cách suy nghĩ và hành động, trong đó con người đặt sự quan tâm và bảo vệ
môi trường lên hàng đầu. Bao gồm việc nhận thức được tác động của các hoạt động
của mình lên môi trường và tìm cách giảm thiểu những tác động tiêu cực đó.
Đó là, sự hiểu biết về
các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm và suy thoái tài nguyên; nhận
thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cho tương lai; có trách nhiệm
với việc bảo vệ môi trường. Sẵn sàng thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu
tác động tiêu cực lên môi trường.Tìm kiếm các cách để giảm thiểu chất thải,
tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Biến tư duy xanh
thành hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường. Có tư duy sáng tạo để đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường. Tìm tòi, ứng dụng công nghệ để phục vụ cho các hoạt
động xanh.
Để tư duy xanh
không chỉ là một xu hướng, mà là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh môi
trường đang phải đối mặt với nhiều thách thức, góp phần tạo ra một tương lai
bền vững hơn cho hành tinh của chúng ta.
- Lối sống xanh là một
cách sống hướng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời
bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai. Lối sống
này bao gồm nhiều hành động và lựa chọn khác nhau, từ những thay đổi nhỏ trong
sinh hoạt hàng ngày đến những quyết định lớn hơn về tiêu dùng và lối sống.
Đó
là, giảm thiểu chất thải, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần; tái chế và
tái sử dụng các vật dụng; ủ phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp, sử dụng hầm Bioga
...
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm
năng lượng, dùng năng lượng măt trời ; tận dụng ánh sáng tự nhiên; đi xe đạp hoặc
sử dụng phương tiện giao thông công cộng,sử dụng nước tiết kiệm.
Trong tiêu dùng: Mua sắm các
sản phẩm có nguồn gốc bền vững; ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi
trường; hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết.
Ăn nhiều rau xanh và trái
cây; hạn chế ăn thịt; mua thực phẩm địa phương và theo mùa, (không bán hoa quả
để mua bánh keọ, bán trứng để mua mỳ chính ............) Trồng cây xanh xung quanh nhà; tạo vườn rau tại nhà.
Lối sống xanh không chỉ mang
lại lợi ích cho môi trường mà còn có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của chúng ta bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng
ngày.
- Kỹ năng xanh là tập
hợp các kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết để sống, phát triển và
hỗ trợ một xã hội bền vững và sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Có hiểu biết về các vấn đề môi trường như biến
đổi khí hậu, ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên; kiến thức về các công nghệ và giải
pháp xanh; hiểu biết về các chính sách và quy định về môi trường.
Kỹ năng quản lý tài nguyên hiệu
quả (nước, năng lượng, chất thải), kỹ năng phân tích và đánh giá tác động môi
trường;,kỹ năng làm việc với các công nghệ xanh; kỹ năng thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Có ý thức trách nhiệm với môi
trường; mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững; sẵn sàng thay đổi hành
vi để bảo vệ môi trường.
...
- Để
hoàn thiện các mô hình gia đình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập theo
hướng tư duy xanh, lối sống xanh và kỹ năng xanh như gợi ý của Hội thảo, theo
tôi chúng ta cần một kế hoạch cụ thể và toàn diện đó là:
1- Nâng cao nhận thức và kiến
thức
- Tăng cường công tác tuyên
truyền về xây dựng các mô hình học tập theo hướng tư duy xanh, lối sống xanh và
kỹ năng xanh để người dân nói chung và hội viên khuyến học nói riêng hiểu thế
nào là tư duy xanh, lối sống xanh và kỹ năng xanh.
- Tổ chức các buổi thảo luận,
xem phim, đọc sách về các vấn đề môi trường; khuyến khích các thành viên trong
gia đình tìm hiểu về các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nước, giảm thiểu rác
thải; tạo không gian xanh trong nhà bằng cách trồng cây, sử dụng vật liệu thân
thiện với môi trường. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về tư duy xanh, lối sống
xanh và kỹ năng xanh; xây dựng các mô hình cộng đồng xanh như vườn rau cộng đồng,
hệ thống thu gom và tái chế rác thải; phát động các phong trào bảo vệ môi trường
như "Ngày Chủ nhật xanh", "Giờ Trái đất". Đưa các nội dung
về môi trường vào chương trình học, các hoạt động ngoại khóa; tổ chức các cuộc
thi, dự án về bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường học
tập xanh bằng cách tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu tái chế, trồng cây
xanh.
2. Phát triển kỹ năng xanh
trong các mô hình gia đình, cộng đồng, đơn vị học tập đó là:
Hướng dẫn các thành viên
trong gia đình cách phân loại rác thải, tái chế đồ dùng; khuyến khích sử dụng
các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, đi bộ; tập thói quen tiết kiệm điện,
nước trong sinh hoạt hàng ngày. Tổ chức các lớp học về kỹ năng quản lý rác thải,
xử lý nước thải, sử dụng năng lượng tái tạo; hỗ trợ các dự án khởi nghiệp xanh
của các thành viên trong cộng đồng; xây dựng các mạng lưới kết nối các cá nhân,
tổ chức có chung mối quan tâm về môi trường. Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ
năng xanh cho giáo viên, giảng viên; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham
gia các hoạt động thực tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu và phát
triển các công nghệ xanh.
3- Xây dựng môi trường xanh
trong các mô hình gia đình, cộng đồng, đơn vị học tập đó là:
Sử dụng các sản phẩm thân thiện
với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày; hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần;
tạo không gian xanh trong nhà bằng cách trồng cây, sử dụng vật liệu thân thiện
với môi trường. Xây dựng các công viên, khu vui chơi xanh; tổ chức các hoạt động
dọn dẹp vệ sinh môi trường; khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng, xe đạp, đi bộ. Xây dựng các công trình xanh như trường học xanh, thư
viện xanh; tạo không gian xanh trong trường học bằng cách trồng cây, xây dựng
vườn trường; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong hoạt động của trường học.
4- Đánh giá và điều chỉnh:
Thường xuyên đánh giá hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện; điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp với tình hình thực tế; chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình
thành công.
*-
Khuyến học Hòa Bình với chương trình "Khuyến học xanh”.
Trên cơ sở những vấn đề chung
của tăng trưởng xanh và những nội dung cơ bản chương trình "Khuyến học xanh”; với
phạm vi của Khuyến học của địa bàn tỉnh
miền núi đồng bào dân tộc, tôi xin trao đổi một số nội dung liên quan đến lĩnh
vực và phạm vi của Khuyến học Hòa Bình với tăng trưởng xanh:
- Tăng trưởng xanh đối với
Hòa Bình hiện nay đã có hiểu biết cơ bản với những khái niệm hết sức đơn giản,
đó là từ thực trạng những năm gần đây mưa bão, đặc biệt là sạt lở ở nhiều khu vực
trong tỉnh có những vùng sạt cả quả đồi, lũ quét... đã phá hủy tài sản, cướp đi
mạng sống của người dân... những mó nước trên đỉnh núi trước đây chỉ làm máng bằng
cây bương, chảy suốt ngày đêm và 4 mùa, không cần khoan giếng, đủ cung cấp nguồn nước
tự nhiên trong sạch cho sinh hoạt của người dân thì nay không còn, suối cũng
khô cạn... người dân dần hiểu là do phá rừng, sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm
môi trường... ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, nguy cơ sạt lở đồi, lũ ống,
lũ quét... là rất cao.
- Xuất từ thực trạng trên, những năm gần đây Hòa
Bình ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với
tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Theo đó, Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình được cả hệ thống
chính trị vào cuộc người dân trong tỉnh đồng lòng thông suốt, trong
đó có vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp trong việc phối hợp với các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, triển khai các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT
góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Điểm nổi bật trong xây dựng nông thôn
mới đó là triển khai phong trào "Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp”; tổ chức
trồng cây xanh, trồng hoa, cải tạo cảnh quan môi trường ở khu dân cư; thu
gom rác thải; trồng hoa; không sử dụng túi ni lon; phong trào Ba sạch (sạch
nhà, sạch bếp, sạch ngõ)…
- Cùng với xây dựng nông thôn
mới, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch, bền
vững.Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ ,
không sử dụng thuốc diệt cỏ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật . Điển hình với các mô hình ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, VietGAP...
đảm bảo vệ sinh môi trường như mô hình trồng Nhãn Sơn Thủy ở Kim bôi, Cam ở Cao
Phong, rau hữu cơ của huyện Lương sơn .
- Công tác chăm sóc, khoanh nuôi
và bảo vệ rừng luôn được quan tâm, dự án PAM tiếp tục được triển khai thực hiện
có hiệu quả; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ở mức trên 51,5%, góp phần đảm bảo
môi trường sinh thái.
- Đề xuất,
kiến nghị: Để triển khai chương trình "Khuyến học xanh” một cách hiệu quả, cần có sự
phối hợp đồng bộ từ các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Tôi xin đề xuất một số giải pháp:
1- Nâng cao nhận thức và trách
nhiệm
- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Tổ chức các chiến dịch truyền
thông đa dạng, sử dụng các kênh truyền thông đại chúng, mạng xã hội, các sự kiện
cộng đồng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khuyến học xanh.
- Đưa các nội dung về môi trường,
phát triển bền vững vào chương trình giáo dục ở các cấp học.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, hội
thảo, tập huấn về khuyến học xanh cho các đối tượng khác nhau trong cộng đồng.
- Xây dựng mô hình điểm: Lựa chọn
một số địa phương, trường học, cộng đồng để xây dựng mô hình điểm về khuyến học
xanh, từ đó nhân rộng ra các địa phương khác. Chia sẻ kinh nghiệm, bài học
thành công từ các mô hình điểm.
2- Phát triển các hoạt động khuyến
học xanh
- Xây dựng môi trường học tập
xanh: Khuyến khích các trường học, thư viện, trung tâm học tập cộng đồng xây dựng
không gian xanh, thân thiện với môi trường. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo,
tiết kiệm năng lượng, nước. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môi trường, như
trồng cây, dọn dẹp vệ sinh, tái chế rác thải.
- Khuyến khích các hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo xanh: Tổ chức các cuộc thi, dự án nghiên cứu về các giải
pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; hỗ trợ các sáng kiến xanh của học
sinh, sinh viên, cộng đồng; kết nối các nhà khoa học, chuyên gia với các hoạt động
khuyến học xanh.
- Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động
khuyến học xanh: Xây dựng các quỹ khuyến học xanh để hỗ trợ các hoạt động giáo
dục môi trường, nghiên cứu, sáng tạo xanh; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức
xã hội tham gia tài trợ cho các hoạt động khuyến học xanh;
3- Tăng cường sự phối hợp và hợp
tác
- Phối hợp liên ngành: Tăng cường
sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa Hội Khuyến học các cấp với các
cơ quan, đơn vị… trong việc triển khai chương trình khuyến học xanh.
- Hợp tác với các tổ chức xã hội,
các tổ chức phi chính phủ trong việc triển khai các hoạt động khuyến học xanh.
- Hợp tác quốc tế: Học hỏi kinh
nghiệm từ các quốc gia, tổ chức quốc tế về khuyến học xanh; tham gia các dự án
hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
4- Đánh giá và điều chỉnh
- Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu
quả của chương trình khuyến học xanh.
- Định kỳ rà soát, đánh giá, điều
chỉnh chương trình khuyến học xanh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bằng việc triển khai đồng bộ các
giải pháp trên, chúng ta có thể xây dựng một chương trình khuyến học xanh hiệu
quả, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Oanh
Ủy viên BCH Hội Khuyến học Việt Nam
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình
Các tin khác

Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị quán triệt bài viết của Tổng Bí thư về “Học tập suốt đời”; Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kết luận số 123-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm có bài viết "Học tập suốt đời". Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình xin giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư đến bạn đọc.