Phong trào “Ba đỡ đầu” tiếp thêm nguồn lực góp phần đưa nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạc Thủy về đích năm 2020
- Cập nhật: Thứ hai, 30/12/2024 | 8:27:38 AM
KHHB - Huyện Lạc Thủy hoàn thành các tiêu chí về đích xây dựng nông thôn mới được Chính phủ công nhận vào năm 2020. Để có được thành quả đó, phong trào xây dựng Nông thôn mới ở Lạc Thủy có sự đồng hành, tiếp sức của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, giúp người dân “Cần gì học nấy”, “Toàn dân học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời”.
![]() |
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy trao học bổng cho học sinh tại Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.
|
Đến nay, phong
trào "Ba đỡ đầu” được duy trì và phát triển mạnh mẽ ở 10/10 xã, thị trấn
112/112 khu dân cư, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh
nghiệp… Hằng năm, vào dịp đầu năm học mới, Hội Khuyến học huyện phối hợp với
Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu và được Thường trực Huyện ủy nhất trí cho ban
hành văn bản về tiếp tục duy trì và lan tỏa mô hình " đỡ đầu học sinh có hoàn
cảnh khó khăn” tới các chi Đảng bộ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội …chung tay nhận đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Tiêu biểu trong phong trào như Đảng bộ Cơ quan Đảng, Đoàn thể, Đảng bộ
Chính quyền, Đảng bộ Trung tâm y tế huyện, BCH Quân sự huyện, Công ty TNHH 1
thành viên Thanh Hà; 2 thành viên Sông Bôi- ThăngLong; Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn…
Nhiều cá
nhân tiêu biểu trong phong trào "Ba đỡ đầu” như các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy,
HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN và lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện …đã
nhận đỡ đầu và tặng nhiều xuất học bổng cho học sinh khó khăn với số tiền từ
5-20 triệu đồng/suất để động viên khích lệ các em bước vào năm học mới.
Có thể thấy,
phong trào "Ba đỡ đầu” trên địa bàn Huyện Lạc Thủy đã không còn xa lạ với người
dân và được khẳng định là cách làm mới, sáng tạo có sức lan tỏa. Từ đây, rất
nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ để tiếp tục đến trường,
thắp sáng những ước mơ tương lai.
Với hệ thống tổ chức Hội thống
nhất, đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học các cấp đều là những người tận tụy, trách
nhiệm với phong trào "Ba đỡ đầu” trên tinh thần linh hoạt, từ ít đến nhiều, từ
hẹp đến rộng, công khai và minh bạch. Hằng năm, Hội Khuyến học các cấp vẫn duy trì đỡ đầu từ 600-700 học sinh nghèo
vượt khó, học sinh giỏi thành tài, học sinh khuyết tật vươn lên với số tiền từ
2-10 triệu đồng/ học sinh. Khen thưởng từ 2 đến 3 nghìn học sinh giỏi.
Ngoài việc thực hiện có hiệu quả
phong trào "Ba đỡ đầu”, các cấp hội luôn quan tâm chú trọng tới công tác xây
dựng quỹ khuyến học, đến nay quỹ đã đạt 52.000đ/người dân. Thông qua hoạt động
hằng năm, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã góp phần quan trọng cùng cấp ủy Đảng,
chính quyền trong huyện đẩy nhanh tốc độ gia tăng giá trị sản xuất. Đến nay,
kinh tế Lạc Thủy đạt mức tăng trưởng 14,5%. Thu nhập bình quân đầu người ước
đạt 83,6 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,46%, Duy trì 10/10 xã, thị trấn đạt
chuẩn phổ cập giáo dục, 30/38 trường đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm, có từ 500-
700.000 lượt người tham gia học tập tại 10/10 TTHTCĐ của các xã, thị trấn với
nhiều nội dung khác nhau để nâng cao kiến thức và kỹ năng sống theo phương
châm"Cần gì học nấy”, Toàn dân học
tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Với
những hoạt động thiết thực, phong trào "Ba đỡ đầu” đã và đang tiếp tục lan tỏa
rộng rãi, từ đó "tiếp lửa” cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật
vươn lên, học sinh giỏi thành tài không ngừng phấn đấu nỗ lực vươn lên. Phong
trào cũng là cơ sở, tạo thêm nguồn lực để huyện Lạc Thủy tiếp tục xây dựng xã
hội học tập góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện./.
Đỗ Thị Nguồn
Hội Khuyến học
huyện Lạc Thủy