Một tấm gương tận tụy với công tác khuyến học ở thành phố Hòa Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2023 | 3:46:06 PM

Ảnh: Ông Nguyễn Tiến Cửu, Chủ tịch Hội Khuyến học phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình.
Ảnh: Ông Nguyễn Tiến Cửu, Chủ tịch Hội Khuyến học phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình.


Ông Nguyễn Tiến Cửu, Chủ tịch Hội Khuyến học Phường Hữu Nghị - một tấm gương tận tụy với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của thành phố Hòa Bình. Sinh ra và lớn lên ở Thạch Thất, Hà nội. nhưng Hòa Bình mới là nơi ông gắn bó cả quãng thời gian đầu xanh tuổi tré cho nghiệp trồng người. Làm thày giáo, làm công tác quản lý 39 năm bảy tháng. Đến tháng 6 năm 2013 ông nghỉ hưu và tiếp tục tham gia công tác khuyến học, khuyến tài.Ở địa phương, làm Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội khuyến học thành phố Hòa Bình - Chủ tịch Hội Khuyến học Phường Hữu Nghị - Phó giám đốc TTHTCĐ phường Hữu Nghị...7 năm qua Hội khuyến học phường Hữu Nghị luôn là đơn vị xuất sắc, tập thể Hội Khuyến học và cá nhân ông đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của Trung ương hội Khuyến Học Việt Nam. giấy khen của Hội Khuyến học tỉnh của Ủy Ban nhân dân thành phố về công tác khuyến học, Khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và thực hiện Đề án 281 của Thủ tướng Chính phủ.

Chia sẻ với chúng tôi bí quyết xây dựng được phong trào "học tập suốt đời” ở một địa bàn rộng lớn, đông dân, khi đời sống người dân còn khó khăn là điều không dễ. Đặt lên hàng đầu là công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Có Nghị quyết chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ khuyến học khuyến tài và tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đó trong từng tháng, quý, năm và từng nhiệm kỳ. Làm tốt công tác phối hợp với UBMTTQ phường cùng các đoàn thể xây dựng chương trình phối hợp thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương. Bản thân ông và các đồng chí trong Ban chấp hành luôn bám sát cơ sở đôn đốc thực hiện các phong trào như: "Tiếng trống khuyến học” quản lí học sinh học tập ngoài nhà trường hiệu quả. Phong trào "Nuôi lợn nhựa Khuyến học”. Phong trào "Ba đỡ đầu đỡ đầu” cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào "Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng” để người dân có thể "cần gì học nấy”. Hàng năm thực hiện 25 đến 30 chuyên đề, thu hút từ 4.270 đến 4.500 lượt người tham gia. Trên địa bàn có 60 Câu lạc bộ phát triển Cộng đồng, hoạt động sôi nổi, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Bản thân ông cũng tham gia phụ trách Câu lạc bộ Văn nghệ Cựu giáo chức và là một giọng ca ngọt ngào, trầm ấm là linh hồn của Câu lạc bộ.

Năm năm thực hiện Đề án 281 của Thủ tường Chính phủ là 5 năm ông lăn lộn với phong trào. Làm sao tham mưu để các văn bản chỉ đạo từ trung ương, tỉnh, thành phố được cấp ủy Đảng, chính quyền quán triệt sâu sắc đến tận chi bộ để có chủ trương kịp thời. Nhớ lại Năm 2016 là năm đơn vị được chọn thực hiện thí điểm mô hình "Cộng đồng học tập” cấp xã, bước đầu với vô vàn khó khăn, văn bản, tài liệu và minh chứng chất đầy bàn. Ông và các đồng chí trong Ban chấp hành đã nhiều đêm mầy mò làm sao tìm ra cách làm ngắn gọn, khoa học, mà vẫn đảm bảo chất lượng, để có ý kiến đóng góp với Ban chỉ đạo Đề án thành phố, Hội Khuyến học tỉnh . Ông cho rằng dù là đối tượng nào muốn vận động thành công thì việc tuyên truyền, tập huấn phải có sự chuẩn bị chu đáo tính thuyết phục cao, những vấn đề đặt ra phải có cơ sở thực tiễn, có dẫn chứng minh họa cho dễ hiểu. Những gương sáng của các gia đình dòng họ từ nghèo đói vươn lên làm giàu bằng "việc học” phải được nêu gương và nhân rộng. Phong trào xây dựng "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập”, "Cộng đồng học tập” "Đơn vị học tập” hàng năm phải sơ, tổng kết, đánh giá, tuyên dương khen thưởng kịp thời. Còn một điều nữa mà ông cũng rất tâm đắc : Đó là sự gương mẫu tiên phong của " Cán bộ nào phong trào đó”. Bản thân ông và con cháu trong gia đình phải là minh chứng thuyết phục của viêc học tập thường xuyên học tập suốt đời . Chịu khó giao lưu học hỏi cái gì chưa biết phải học, kể cả bản thân phải học con, học cháu, học để làm công tác Khuyến học tốt hơn .

Nhờ sự nỗ lực của bản thân và tập thể Hội Khuyến học Phường, sự đồng thuận của người dân mà năm 2016 mới có 2271 hộ gia đình đạt " Gia đình học tập” tỷ lệ 74,8% thì năm 2019 đã có 3200 hộ đạt với tỷ lệ 97,2% , Cứ như vậy tỷ lệ dòng họ, cộng đồng, đơn vị ,cũng tăng theo từng năm. "Cộng đồng học tập” cấp thôn, bản, tổ dân phố : Được công nhận năm 2019 là 17/17tỉ lệ 100% Đơn vị học tập 8/8 tỉ lệ 100%. Cộng đồng học tập cấp xã xêp loại tốt 95.7 /100 điểm.

Năm 2016 phường Hữu Nghị vinh dự được đón Đoàn đại biểu Khối thi đua Khuyến học số 1 các tỉnh phía Bắc về thăm. Năm 2019, phường được đón Đoàn công tác của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về khảo sát về thực hiện Đề án 281 của Thủ tướng Chính phủ.

Với sự tận tụy, đóng góp của Ông với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đối với phường Hữu Nghị nói riêng và thành phố Hòa Bình nói chung, Ông được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương tin cậy, khen ngợi. Ông đã vinh dự được nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen của UBND phường Hữu Nghị, UBND thành phố Hòa Bình, Hội Khuyến học tỉnh, UBND tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam./.

                                                                                                    Lê Thị Ngọc Bích

                                                                                                        Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP Hoà Bình

Các tin khác
Ảnh: Chị Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong

Trong những năm qua, phong trào khuyến học đã và đang được quan tâm, chú trọng, đẩy mạnh thực hiện trên địa bàn xã Bắc Phong. Từ phong trào đã xuất hiện những tấm gương xuất sắc tiêu biểu, Chị Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong là một tấm gương cán bộ có nhiều đóng góp cho cộng đồng góp phần hoàn thành tiêu chí “2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm” trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Ảnh: Em Nguyễn Duy Phong với tấm huy chương vàng quốc tế MOSWC( Ảnh tư liệu )

Em Nguyễn Duy Phong, thường trú tại tổ 8 phường Đồng Tiến - Thành phố Hoà Bình, là sinh viên năm thứ tư ngành khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ảnh: Chị Hồng Nhung cùng các bạn nhỏ tại thư viện

Chị Nguyễn Hồng Nhung là một trong những tấm gương học tập điển hình của toàn tỉnh đã vinh dự được trao học bổng "Học không bao giờ cùng”. Câu chuyện của chị đã truyền cảm hứng cho những ai quan tâm đến văn hóa đọc, đồng thời lan tỏa nguồn năng lượng tích cực trong cộng đồng, là minh chứng sống động cho tư tưởng "Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự