Hội khuyến học tỉnh Hòa Bình, một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển
- Cập nhật: Thứ ba, 31/12/2024 | 10:07:44 AM
KHHB - Hội Khuyến học tỉnh được thành lập năm 1997. Với nhiệm vụ xuyên suốt là củng cố vững mạnh tổ chức Hội các cấp, tạo thành mạng lưới nòng cốt để liên kết hiệu quả các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong toàn tỉnh.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Oanh,
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình
|
Giai đoạn 1997-2004, với 39.068 hội viên,
chiếm 4,9% dân số, đến nay Hội
Khuyến học xã, phường, thị trấn có 151/151, với 1.482 chi hội, số ban khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, dòng họ là 2.924 với tổng số 240.376 hội viên (chiếm 28,2% dân số). Đặc biệt, từ năm 2012 các Ban Khuyến học của các cơ quan Đảng, chính quyền,các
sở ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, đơn vị… đã hình thành và phát triển, hoạt động
có sức lan tỏa không chỉ trong cơ quan, đơn vị mà còn trong phạm vi toàn tỉnh.
Hội đã phát động
nhiều phong trào thi đua xây dựng các mô hình hiếu học, khuyến học, học
tập nhằm thúc đẩy các hoạt động khuyến học, khuyến tài trong mọi ngành, mọi giới
và toàn dân. Nhiều địa phương trong tỉnh triển
khai thực hiện đã gắn phong trào này với
các cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà đại đoàn kết, xoá
đói giảm nghèo... chỉ đạo xây dựng mô hình gia đình hiếu học tiêu biểu; dòng họ,
chi họ hiếu học; thôn bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp…khuyến học. Số mô
hình hiếu học, khuyến học tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước.
Ngày 20/02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm
Ngày 25/3/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 387/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-
Phong trào "Tiếng trống khuyến học”, phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”, phong trào "Ba
đỡ đầu” do Tỉnh hội phát động đã được đông dảo các tầng lớp nhân dân hưởng
ứng, tham gia nhiệt tình và mang lại hiệu quả rõ nét. Hội Khuyến học các cấp đã
phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tích cực tham gia xây dựng, củng cố, nâng
cao chất lượng hoạt động TTHTCĐ; tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp
loại TTHTCĐ. Hằng năm, Hội Khuyến học cơ sở đã vận động, tổ chức hội viên và
người dân tham gia các hoạt động của TTHTCĐ, xây dựng tủ sách, tham gia làm
giảng viên; biên soạn học liệu, ủng hộ tiền hoạt động, ủng hộ CSVC phục vụ sinh
hoạt TTHTCĐ...Trung bình mỗi năm đã có trên, dưới 200 ngàn lượt người tham gia
học tập tại Trung tâm, trong đó có trên 60% là hội viên khuyến học. Các cấp hội
đã hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất hàng trăm triệu đồng.
Hội Khuyến học các cấp đã tham gia hỗ trợ giáo
dục trong nhà trường vận động các gia đình cho trẻ em đi học đúng độ tuổi, hỗ
trợ các em khuyết tật, mồ côi., các em có hoàn cảnh khó khăn... Thông qua Quỹ
khuyến học, Hội Khuyến học các cấp đã khen thưởng hàng nghìn học sinh giỏi,
giáo viên giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên, hỗ trợ giáo viên gặp khó
khăn trong đời sống. Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đỗ thủ khoa
vào các trường THPT trong tỉnh, học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi vào Đại học.
Khen thưởng HS, GV đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế,
GV dạy giỏi; học sinh đạt giải trong các cuộc thi sáng tạo KHKT...
Công tác xây dựng quỹ khuyến học gia đìnhđã trở thành phong trào sâu rộng, trong đó hình thức "nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học” là phát triển mạnh. Đến nay, chưa tính Quỹ Khuyến học gia đình, Hội Khuyến học các
cấp đã huy động được 282,2 tỷ đồng và đã trao 105.588 suất học bổng, 569.335 suất phần thưởng.
Để có kết
quả đó các cấp hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm
của các cấp, các ngành và mỗi người dân về khuyến học, khuyến tài, xây dựng
XHHT. Hằng năm Hội Khuyến học tỉnh xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn các cấp Hội
triển khai thực hiện. Nội dung ngày càng được đổi mới: tuyên truyền chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến
tài, xây dựng XHHT; về những kết quả nổi bật, kinh nghiệm trong xây dựng, nâng
cao chất lượng các mô hình học tập, những tấm gương tiêu biểu trong công tác
khuyến học, khuyến tài.
Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh được Hội quan tâm, chú trọng. Năm 2023 ,Hội Khuyến
học tỉnh đã phát động Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng, đơn vị gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới” kết
quả có hơn 1.000 bài viết gửi về tham gia Cuộc thi. Qua đó, giúp người dân
hiểu được xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc chủ trì, phát động "Cuộc vận động
toàn dân xây dựng nông thôn mới” phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
địa phương. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn
bạc để quyết định và thực hiện.
Để nâng cao chất lượng mô hình Khu dân cư nông thôn
mới kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu, Hội Khuyến học tỉnh đã có nhiều giải pháp, kế
hoạch chỉ đạo các cấp hội cơ sở triển khai thực hiện tốt việc gắn phong trào
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với các nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới như: Phát huy vai trò chủ thể của hội viên khuyến học tham gia ý kiến
vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã; tham
gia lập kế hoạch thực hiện chương trình ở thôn, xã; tham gia lựa chọn những
công việc cần làm thiết thực và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
Công tác khuyến học đã tích cực góp phần vào kết quả Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến về nhận thức
đối với các cấp, các ngành, đặc biệt đã khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin,
tự giác tham gia của người dân, cán bộ, hội viên khuyến học trong xây dựng nông
thôn mới. Cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi
đáng kể, nhiều hệ thống nước sạch cũng như việc xử lý chất thải đã hoạt động có
hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp và ngành nghề đã đạt được hiệu quả nhất định. Có
thể nói, việc đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ,
cộng đồng và xây dựng mô hình công dân học tập đã góp phần tích cực vào thành
công của xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới tỉnh Hòa Bình.
Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT tỉnh
Hòa Bình có được bước phát triển như ngày nay ngoài sự nỗ lực quyết tâm trách
nhiệm của cán bộ, hội viên các cấp hội còn có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của
TW Hội Khuyến học VN; của cấp ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các cấp; Sự ủng hộ giúp đỡ
của các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và sự đồng hành cùng với các cấp
hội của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ.
Hội đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch, Kết luận, Chỉ thị, Quyết địnhcụ thể hóa các chủ trương của TW, như: Kết luận số 100-KL/TU ngày 05/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
"Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW” của Bộ Chính trị; Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành Kế triển khai thực hiện Đề án
"Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến
năm
Từ thực tiễn hoạt động, để
phát triển sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Hội
Khuyến học tỉnh đã có những bài
học trong quá trình hoạt
động
Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán
triệt, nâng cao nhận thức cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng, sự
cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo ý
thức cộng đồng trách nhiệm, chung tay, góp sức của mỗi người dân và toàn xã hội
đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
Hai là: Chủ động tham mưu với cấp
ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng
XHHT. Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện; quan tâm tạo cơ
chế, chính sách kịp thời, phù hợp là điều kiện quan trọng để triển khai có hiệu
quả các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ba là: Xác định nhiệm vụ trọng tâm,
trọng điểm, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể. Phát huy vai trò
nòng cốt phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các sở, ngành, đoàn thể; huy
động được các lực lượng trong xã hội tham gia; chú trọng nâng cao chất lượng,
nhân rộng các mô hình, tránh hình thức; gắn phong trào thi đua khuyến học với
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”.
Bốn là: Chú trọng việc củng cố, kiện
toàn, phát triển, nâng cao chất lượng tổ chức hội và hội viên; thường xuyên bồi
dưỡng, tập huấn đội ngũ làm công tác khuyến học các cấp nhất là ở thôn, bản, tổ
dân phố nhằm phát huy tốt vai trò trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết, ý thức
phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm là: Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội
trong xây dựng quỹ khuyến học nhằm đảm bảo cho hoạt động khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập lâu dài, bền vững, có hiệu quả.
Sáu là: Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kịp thời sơ kết, tổng kết, rút
kinh nghiệm; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những
mô hình hay, cách làm mới có sức lan tỏa, tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Phát huy những thành tựu đã đạt được công tác
khuyến học, khuyến tài, XDXHHT của tỉnh trong thời gian tới cần tập trung vào
những nhiệm vụ và giải pháp sau: Tiếp tục củng cố, kiện toàn xây dựng tổ chức
Hội vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt của Hội, tinh thần trách nhiệm của cán
bộ, hội viên, liên kết phối hợp với các lực lượng, các tổ chức xã hội, đẩy mạnh
các phong trào thi đua khuyến học; tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân
học tập, từng bước hình thành và XDXHHT trên địa bàn tỉnh, thực hiện xuất sắc
nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập do Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Kế hoạch số 88 /KH- UBND ngày 20/5/2022 và Kế hoạch số 122 /KH- UBND ngày 07/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 387/QĐ-TTg và Quyết định số
677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT phải gắn kết với đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các mô hình học tập phải gắn kết với mô
hình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, mô hình Gia đình văn hóa, Khu dân
cư văn hóa, Cơ quan văn hóa v.v...
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng
rằng, với truyền thống hiếu học của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, cái nôi
của nền Văn hóa Hòa Bình, sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập của tỉnh ta nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn, góp phần xứng
đáng vào phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập và hoàn thành
các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới./.
Nguyễn Thị Oanh
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình
Các tin khác

Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị quán triệt bài viết của Tổng Bí thư về “Học tập suốt đời”; Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kết luận số 123-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm có bài viết "Học tập suốt đời". Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình xin giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư đến bạn đọc.