Kinh nghiệm từ “Xây dựng mô hình Công dân học tập” của thị trấn Ba Hàng Đồi
- Cập nhật: Thứ tư, 25/9/2024 | 10:35:39 AM
KHHB -
![]() |
Ảnh: Tại hội nghị tập huấn
|
Thời
gian qua, Hội Khuyến học thị
trấn Ba Hàng Đồi (huyện Lạc Thủy) đã và đang tích cực
cùng hệ thống chính trị triển khai có hiệu quả các Quyết định 387/QĐ-TTg và Quyết
định 677/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021-2030. Trong
đó, đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện chương trình "Xây dựng mô hình
công dân học tập giai đoạn 2021-2030" theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2024.
Kết quả, năm 2024
nhóm nông dân và lao động nông thôn có hơn 260 người đăng ký danh hiệu "công
dân học tập”. Nhóm công nhân lao động, thợ thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia
dụng có hơn 50 người đăng ký, nhóm cán bộ quản lý, công chức, viên chức có 191 người
đăng ký, đạt trên 90% số công dân đăng ký.
Hội Khuyến học
thị trấn đã chủ trì lồng ghép các hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống
Chi/Ban hội Khuyến học; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các đề án
"Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai
đoạn 2021-2030” và "Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030”. Nhân
rộng các mô hình học tập trong thị trấn, phù hợp thực tiễn ở các địa phương năm
2024.
Năm 2024, Hội
Khuyến học thị trấn đã phối hợp mở các lớp tập huấn cho trên 100 cán bộ, hội
viên khuyến học.
Để có được kết quả
trên, Hội Khuyến học thị trấn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức, ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập. Từ đó, mỗi công dân tự ý thức được tầm quan trọng và tham gia các mô hình
"Công dân học tập".
Thông qua mô hình
"Công dân học tập” HKH thị trấn rút ra một số kinh nghiệm quý báu
Đó là giá trị cốt
lõi của mô hình "Công dân học tập” vẫn là yêu cầu duy trì ý thức tự tu dưỡng,
rèn luyện, trau dồi về các phẩm chất, năng lực của mỗi công dân.
Vì vậy, để nâng
cao chất lượng xây dựng mô hình "Công dân học tập”, cần đẩy mạnh phong trào thi
đua học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho cả người lớn, không phân biệt
lứa tuổi, trình độ, thành phần kinh tế, theo nhu cầu "cần gì học nấy”, học mọi
lúc mọi nơi và phù hợp với từng lứa tuổi. Để làm được việc này cần sự tham gia
phối hợp của các cơ sở đào tạo, các nhà trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao
động… trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng
làm việc một cách hiệu quả, thực chất, khoa học.
Ngoài
ra, cần làm tốt việc xây dựng mô hình từ gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn
vị, cộng đồng học tập. Các gia đình, dòng họ cùng với trường học, cơ sở giáo
dục thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục, hình thành nhân cách, xây dựng con
người mới với những chuẩn mực đạo đức công dân, đạo đức công vụ, đạo đức nghề
nghiệp.
Đặc
biệt chú trọng động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời những người còn hạn
chế nhưng đang nỗ lực học tập hay những học sinh yếu có tiến bộ. Tích cực tuyên
truyền người dân, trong xã hội hiểu được rằng, muốn xây dựng xã hội học tập thì
phải có công dân học tập; muốn xây dựng chính phủ số thì phải có công dân số.
Hội
Khuyến học cần phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong xây dựng mô hình; phát huy
tối đa vai trò của thành viên chi ủy chi bộ, cán bộ thôn, khu dân cư. Đặc biệt
là vận động những người hưu trí làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, hướng
dẫn người dân tham gia xây dựng mô hình "Công dân học tập”.
Hội
Khuyến học các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, các cơ quan liên quan
tham mưu với cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều
kiện, môi trường tốt nhất để cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động luôn
có một tâm thế học tập dưới nhiều phương thức.
Thực
tế, nhiều lao động, nông dân gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch học tập
và tiếp cận công nghệ thông tin, nhất là người cao tuổi.
Việc thực hiện số
hóa, triển khai phần mềm mô hình "Công dân học tập" còn khó khăn về
cơ sở vật chất. Vì vậy, cần huy động nguồn lực bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị
phục vụ cho triển khai phần mềm đánh giá "Công dân học tập".
Phan Đình Tùng
HKH thị trấn Ba
Hàng Đồi (Lạc Thủy)