Phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã nông thôn tại thành phố Hòa Bình
- Cập nhật: Thứ năm, 20/2/2025 | 9:42:09 AM
KHHB - Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời được triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc trên địa bàn thành phố Hòa Bình đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng Đô thị văn minh trên địa bàn thành phố.
![]() |
Ảnh: Ngày hội mổ lợn nhựa tại tổ 9, phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình.
|
Hiệu quả của phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng học và cộng
đồng đã tạo môi trường thi đua học tập thu hút sự tham gia
tích cực của nhiều tổ chức, đoàn thể, tạo điều kiện để nhân dân tham gia học tập
tại Trung tâm học tập cộng đồng và sinh hoạt tại các Câu lạc bộ nề nếp và duy
trì tốt hơn.
Quá trình xây dựng các mô
hình học tập đã có tác động to lớn đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương, đặc biệt đối với
phong trào xây dựng nông thôn mới/đô thị văn minh và xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư. Các mô hình học tập đã đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong
gia đình, dòng họ và cộng đồng, trong đó học tập của người lớn đã được thúc đẩy,
góp phần xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.
Phong
trào học tập suốt đời đã làm chuyển biến về nhận thức và việc làm của từng gia
đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức
xã hội, đa số Nhân dân đã có nhận thức rõ nét về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa
vụ tham gia học tập, học tập suốt đời trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Mỗi
công dân và gia đình tham gia tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã, tạo ra mô hình sản
xuất - kinh doanh mới, tham gia vào thị trường hàng hóa với tinh thần khởi nghiệp,
vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng nhờ được trang bị tri thức mới, kỹ năng mới,
nhờ được học thêm nghề, có việc làm ổn định.
Mỗi công dân học tập là
người biết tự học và coi trọng việc học tập. Thông qua học tập suốt đời để thường
xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn - nghề nghiệp, hoàn thiện tay nghề, có tinh
thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, có ý thức lập thân, lập nghiệp nhằm cải
thiện đời sống cá nhân, gia đình.
Nếu
như trước đây, nhận thức của đa số người dân chủ yếu quan tâm đến việc học của
con em trong độ tuổi đi học, thì nay số người dân trong độ tuổi lao động thường
xuyên tham gia học tập ở nhiều lĩnh vực, nhiều hình thức, nhiều nội dung ngày
càng đông đảo. Những kiến thức học và tự học đã được áp dụng vào cuộc sống, góp
phần xóa đói, giảm nghèo; an ninh trật tự địa phương được giữ vững. Xuất hiện
nhiều gia đình làm kinh tế giỏi, số hộ nghèo giảm.
Giai đoạn 2021- 2025,
thành phố Hoà Bình có 12/12 phường đạt tiêu chuẩn đô thị văn minh; 100% xã đạt
chuẩn NTM, trong đó có 4/7 xã đạt NTM nâng cao là sự nỗ lực của cả hệ thống
chính trị và sức mạnh của nhân dân. Thay thế con đường mấp mô, trơn trượt ngày
mưa, bụi mù ngày nắng là con đường bê tông phẳng lì, rộng rãi là kết quả của sự
nỗ lực xây dựng NTM mà các xã khó khăn nhất TP Hòa Bình đã cố gắng bấy lâu nay.
Nhiều hội viên đã tự nguyện
hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Điển hình như hộ Gia đình anh Đinh Văn
Hương ở xã Độc Lập đã hiến khoảng 500m2 đất trồng lúa và 600m2 đất ao, bàn giao
mặt bằng cho đơn vị thi công để hoàn thành con đường vượt tiến độ. Xã Yên Mông
có hộ ông Nguyễn Xuân Giao hiến 2.232m2 đất. Xã Hòa Bình có hộ ông Nguyễn Đức
Chính hiến 1.100m2 đất và 70 triệu đồng tiền mặt làm đường giao thông nông
thôn, hộ ông Đinh Văn Hoàn hiến 828m2 đất và 45 triệu tiền mặt...
Hội Khuyến học các cấp nỗ
lực tham gia Phong trào khuyến học, khuyến tài, XDXHHT và học tập suốt đời gắn
với cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
xây dựng "Nông thôn mới”, xóa đói, giảm nghèo góp phần phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội của thành phố Hoà Bình./.
Trịnh Thị Thanh Thuỷ
Chủ tịch Hội khuyến học thành phố Hoà Bình