Phong trào “ Tiếng trống Khuyến học” của Cộng đồng xóm 168 - Cộng đồng học tập xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/12/2023 | 10:17:36 AM

KHHB - Sự học xưa nay đều gieo mầm, bám rễ từ mỗi gia đình, mỗi dòng họ, khu dân cư là mảnh đất màu mỡ để tạo điều kiện cho việc học của mỗi gia đình phát triển. Xác định rõ điều này, chi hội khuyến học thôn 168 xã Vĩnh Tiến – Kim Bôi – Hòa Bình liên tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập.

Ảnh: Phụ huynh học sinh hướng dẫn con học bài sau Tiếng trống Khuyến học của chi hội khuyến học xóm.
Ảnh: Phụ huynh học sinh hướng dẫn con học bài sau Tiếng trống Khuyến học của chi hội khuyến học xóm.

        

       Thôn 168 là thôn có 90% số hộ là công nhân nghỉ hưu theo chế độ và cán bộ giáo viên đang công tác; bà con nhân dân trong thôn là anh em của 6 dân tộc trên 18 tỉnh thành của đất nước về đây chung sống. Thành lập tháng 2 năm 1992 lúc ấy thôn nghèo về vật chất, nghèo về cái chữ, các ông bà ít được học, thì nay đã vượt lên chính mình, biến những điều không thể thành có thể bằng chính nghị lực và quyết tâm không chịu thất học, không chịu nghèo. Có được như vậy một phần không nhỏ là nhờ mô hình học tập của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) do Hội khuyến học làm nòng cốt không ngừng được củng cố, đa dạng các nội dung hoạt động, đáp ứng nhu cầu "cần gì học đấy” của người dân.

       Xưa - nay, thôn 168 vốn có truyền thống hiếu học, các tổ chức ban nghành đoàn thể, gia đình, chi họ, dòng họ đều rất quan tâm đến việc học của con cái, đặc biệt được sự quan tâm của chủ tịch Hội khuyến học xã, công tác khuyến học - khuyến tài được triển khai ngày càng phong phú, hiệu quả cả về nội dung và hình thức.

         Thôn 168 có 170 hộ gia đình với 610 nhân khẩu, là thôn có đặc thù khác các thôn khác trong xã, tuy nhiên bà con nhân dân trong thôn sống rất tình cảm, đoàn kết, thân thiện. Trong cộng đồng thôn 168 có rất nhiều tấm lòng hảo tâm luôn quan tâm đến công tác khuyến học – khuyến tài, chăm lo đến học tập của con cháu, bằng cách quyên góp, ủng hộ tiền quỹ khuyến học – khuyến tài để thưởng cho các em học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó hàng năm, như ông Lê Minh Thiện, ông Đỗ Quang Minh, bà Hà Thị Tuyết, ông Trần Quang Tú, ông Phan Văn Trường…; có cô giáo mở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém không thu tiền, như cô Vũ Tố Loan, cô Nguyễn Thị Thi, cô Nguyễn Thị Hồng Liễu, cô Nguyễn Thị Chung…

Điều đặc biệt cứ 19 giờ (trừ tối thứ 7), trên loa truyền thanh của thôn lại vang lên âm thanh quen thuộc, giọng nói rõ ràng, chậm rãi đầy sức thuyết phục của ông Trần Hữu Thỉnh (Năm nay ông đã ngoài 70 tuổi, ông là nguyên trưởng thôn, nay là chi hội trưởng hội người cao tuổi) với tâm huyết với thôn, với con cháu, hàng ngày đều đặn: "Alô, alô: Bây giờ là 7h(19h) yêu cầu các em học sinh ngồi vào bàn học để học bài, đề nghị các bậc phụ huynh tắt tivi, văn nhỏ âm thanhvà nhắc nhở các em ngồi vào bàn học để các em học sinh học bài nghiêm túc có chất lượng”. Sau khi nhận được hiệu lệnh, không chỉ có các em học sinh ngồi vào bàn học mà nhiều bậc phụ huynh cũng ngồi đọc sách, báo, hoặc qua Intenet để tìm hiểu về cách làm kinh tế, kinh doanh, xây dựng gia đình quê hương cộng đồng văn hóa.

     "Tiếng trống khuyến học” gợi cho tôi cảm giác ấm áp tình người, tinh thần đoàn kết cộng đồng vững chắc ở khu dân cư. (tuy nhiên, những ngày đầu triển khai "Tiếng trống khuyến học” cũng gặp không ít khó khăn, một số gia đình không có con cháu trong độ tuổi đến trường, họ khó chịu và than phiền "Ầm ỹ quá, cứ đến giờ xem Thời sự là lại phát thanh”. Nhưng sau một thời gian họ hiểu ra và đã nói "Hôm nào không nghe ông Trần Hữu Thỉnh a lô nhắc nhở các cháu học bài là lại thấy thiếu thiếu và nhớ nhớ”

          "Tiếng trống khuyến học” diễn ra nề nếp, trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt hàng ngày ở khu dân cư 168, tạo cho các em học sinh có thói quen chuyên tâm học tập, học tập tiến bộ, chất lượng. "Tiếng trống khuyến học” không chỉ nhắc nhở các em tự giác học tập mà còn thay đổi nhận thức của bà con nhân dân về việc học của con em mình cũng như công tác khuyến học – khuyến tài. Từ đó các hộ gia đình trong thôn 168 nói riêng, trên địa bàn xã nói chung có nhiều hành động thiết thực nhằm mục đích chăm lo, quản lý, giáo dục con em học tập, xây dựng nền nếp học tập, ý thức tự giác, tự rèn luyện, giúp các em hiểu được việc học đối với tương lai của chính mình. Hạn chế việc ham chơi, đua đòi, vi phạm pháp luật. "Tiếng trống khuyến học” đã trở thành hiệu lệnh quen thuộc, là người "lớp trưởng” uy tín nhất góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trên quê hương 168 và địa bàn xã nhà.

              Khuyến học – khuyến tài là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống đó đã và đang được các thế hệ gìn giữ và phát triển, khuyến học – khuyến tài trở thành phong trào tự nguyện, tự giác của nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Hội khuyến học. Tự hào với những thành tích đã đạt được, mỗi người dân thôn 168 luôn nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình để phong trào "Tiếng trống khuyến học”, khuyến học – khuyến tài, phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ngày càng có sức lan tỏa, vươn xa vì một tương lai tươi sáng, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

           Từ "Tiếng trống khuyến học” và những việc làm thiết thực về công tác khuyến học – khuyến tài của cộng đồng thôn 168 quê tôi, tôi mong tiếng trống ấy, việc làm nhân văn, ý nghĩa ấy sẽ lan tỏa đến nhiều địa phương trong cả nước./.

                                                                     Bùi Thị Mai Thu

                                                       Hội viên khuyến học thôn 168

Các tin khác
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy trao học bổng cho học sinh tại Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.

Huyện Lạc Thủy hoàn thành các tiêu chí về đích xây dựng nông thôn mới được Chính phủ công nhận vào năm 2020. Để có được thành quả đó, phong trào xây dựng Nông thôn mới ở Lạc Thủy có sự đồng hành, tiếp sức của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, giúp người dân “Cần gì học nấy”, “Toàn dân học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời”.

Ảnh: Cán bộ, Đảng viên và Nhân dân khu dân cư Đồng Tâm vui mừng đón nhận Quyết định của UBND huyện Lạc Thủy công nhận khu dân cư kiểu mẫu.

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Chi bộ, khu dân cư Đồng Tâm, thị trấn Ba HàngĐồi (Lạc Thủy) đã tích cực xây dựng khu dân cư “Cộng đồng học tập” gắn với “phong trào thi đua xây dựng khu dân cư mới kiểu mẫu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự