Đôi điều tâm sự về "Nghề khuyến học"

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2023 | 12:58:13 PM

Ảnh: Ông Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong
Ảnh: Ông Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong

                Tháng 7 năm 1968, tôi về dạy học tại trường cấp 1+2 Xuân Phong, một xã vùng sâu của Cao Phong thuộc huyện Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình). Khi đó, cả vùng Cao Phong chỉ có 2 trường cấp 2 (Thu Phong và Xuân Phong). Nhiệm vụ của tôi là dạy học, đêm đêm cầm đèn pin xuống xóm, bản với dân để khuyên bảo con em học bài, vận động con em đến lớp, đến trường; vận động nhân dân chặt bương, tre, cắt gianh về làm lớp học (khi đó lớp học và nhà ở giáo viên như lán trại công trường); vận động nhân dân hiến đất, để đào giao thông hào, làm hầm trú ẩn trong rừng bương, tre ven đồi để tránh bom đạn giặc Mỹ…Ngày ấy tình cảm thầy trò, tình cảm với nhân dân như những người ruột thịt. Khi đó chưa có cụm từ "Khuyến học”. Sau này khi thành lập Hội Khuyến học Việt Nam, đặc biệt là Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình ra đời thì cụm từ "Khuyến học” mới được lan tỏa trong cộng đồng dân cư và tôi hiểu rằng mình đã làm nghề | "khuyến học”. Hơn 10 năm là Ủy viên BCH Khuyến học tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cao Phong tôi càng hiểu sâu sắc nghề khuyến học của mình. Có lần trao đổi công việc, đồng chí Nguyến Đức Hải (Chuyên viên cao cấp, Trưởng Ban phong trào, Chánh Văn phòng Tỉnh Hội) đã tâm sự: "…Khuyến học, khuyến tài, khuyến sung sướng bác ạ…” Nghe qua tưởng nói đùa cho vui nhưng ngẫm ra mới thấy sâu sắc và quá đúng.

         Khuyến học, khuyến tài là khuyến khích việc học, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho mọi người học thường xuyên, học xuốt đời. Việc học ở đây là học chữ, học nghề, học để biết , để làm việc, học để làm người, để chung sống và phát triển góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Học để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng, học để làm giầu về tinh thần và vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội…đúng là "khuyến sung sướng”. Hơn 10 năm qua tôi vinh dự được đọc nhiều tài liệu do hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình biên soạn, phát hành; được dự nhiều hội nghị khuyến học, gặp mặt tọa đàm, hội thảo giao lưu học tập kinh nghiệm trong phạm vi cả nước do hội khuyến học tỉnh tổ chức, tôi càng thấu hiểu phương châm”5T” của người làm khuyến học do tỉnh Hội đề ra: "có tâm, có tầm, có trí, có tín, có thời gian…”.           Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì người cán bộ khuyến học phải là cán bộ "dân vận khéo” . Tôi rất tâm đắc với lời "Bài ca Khuyến học”… Nên thợ nên thầy nhờ có học – no cơm áo ấm bởi hay làm – học để biết yêu quê hương đất nước – học để biết thương con người đau khổ - học để giữ cho bình yên tổ quốc – học để đắp xây non sông Việt Nam…”. Có biết bao vất vả, niềm vui trong những tháng năm làm khuyến học, tôi sẽ theo nghề Khuyến học trong suốt cuộc đời còn lại của mình…

                   Phạm Hùng

                                                           Nguyên Chủ tịch HKH huyện Cao Phong

Các tin khác
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh trao Giấy chứng nhận và học bổng cho các gương điển hình năm 2023

Học tập suốt đời là chuyện không của riêng ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Học không gói gọn tại trường lớp, có thể học bất cứ đâu và học bất cứ khi nào. Chúng ta có thể học thầy, học bạn, học từ những mô hình cách làm hay để áp dụng cho gia đình, bản thân mình. Cần gì học nấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự